DHKT

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật;

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Kiến thức

- Hiểu biết về pháp luật trong hoạt động kinh doanh, có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn dưới góc độ quản lý doanh nghiệp hoặc dưới góc độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh.

- Bước đầu tiếp cận với pháp luật quốc tế

- Nhận thức sâu sắc và thực hành hữu hiệu các kiến thức được đào tạo

1.2.2. Kỹ năng

- Có khả năng phân tích tình huống pháp lý về hoạt động kinh doanh phát sinh trong thực tiễn; vận dụng pháp luật nhạy bén, linh hoạt trong các lĩnh vực kinh doanh.

- Tự cập nhật các kiến thức pháp luật kinh doanh qua đó có thể tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn, hoặc lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp

- Nắm bắt được xu hướng thay đổi của pháp luật kinh doanh trong bối cảnh thay đổi của nền kinh tế

- Làm việc độc lập, tự tin dưới áp lực cao

- Có khả năng giao tiếp, làm việc bằng ngoại ngữ với trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 450 hoặc tiếng Pháp DELF A2 hoặc có chứng chỉ các ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 – Khung chung châu Âu (Common European Framework – CEF).

1.2.3. Thái độ và hành vi

- Tôn trọng, chấp hành nghiêm túc pháp luật, suy nghĩ trên nền tảng đạo lý, quyết định và hành động trên cơ sở pháp lý.

- Có ý thức trách nhiệm cao đối với chính cá nhân mình cũng như với cộng đồng và xã hội; xây dựng mục tiêu cá nhân hài hòa với mục tiêu của tập thể.

- Đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình với thái độ trung thực, cầu thị, phối hợp hài hòa khi làm việc theo nhóm trong môi trường đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

1.3.Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Luật kinh doanh có thể đảm nhận các lĩnh vực công tác cụ thể sau đây:

- Làm việc trong các cơ quan lập pháp và hành pháp.

- Làm quản lý, hoặc cố vấn pháp lý trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học pháp lý trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, các trung tâm nghiên cứu.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức làm nền móng để tiếp tục tự học, cập nhật kiến thức và tiếp tục học với các chương trình sau đại học.

2. Thời gian đào tạo: Theo thiết kế chương trình là 4 năm, tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT, THCN